Chống ẩm mốc cho tủ bếp giúp diệt trừ vi khuẩn, bảo vệ chất lượng đồ ăn cũng như mang lại sự thông thoáng cho không gian bếp. Vậy nên làm thế nào để xử lý tình trạng ẩm mốc ở tủ bếp, hãy cùng khám phá qua các thông tin sau đây nhé!
Top 5 cách chống ẩm mốc cho tủ bếp hiệu quả nhất hiện nay
Ẩm mốc kéo dài sẽ khiến chất lượng đồ dùng bị xuống cấp, chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Do đó, hãy thực hiện công tác chống ẩm mốc cho tủ bếp cẩn thận để xử lý tình trạng trên.
Chống ẩm mốc cho tủ bếp bằng bã cà phê, lá trà
Bã cà phê và lá trà là những chất có khả năng tẩy độc hiệu quả, giúp khử ẩm mốc trên tủ bếp dễ dàng mà không để lại mùi khó chịu.
Bạn chỉ cần dùng một lượng bã cà phê hoặc lá trà thích hợp, bỏ vào túi giấy rồi đặt trong các ngăn kéo của tủ. Bã cà phê và lá trà sẽ hút ẩm trong tủ bếp. Đồng thời, hương thơm tỏa ra từ những nguyên liệu này sẽ giúp khử mùi ẩm mốc, tạo cảm giác dễ chịu cho tủ.
Bên cạnh đó, bã cà phê và lá trà đều là chất tẩy ẩm mốc có nguồn gốc thiên nhiên nên đảm bảo an toàn với sức khỏe người dùng. Bạn có thể áp dụng cách xử lý ẩm mốc tủ bếp này ngay khi cả gia đình có người già, trẻ em, người bị nhạy cảm với các mùi hóa chất tẩy rửa.
Dùng máy hút ẩm mini chống ẩm mốc cho tủ bếp
Máy hút ẩm mini sử dụng các hạt desiccant tương tự như gói hút ẩm, nhưng kích cỡ lớn hơn nên sẽ hiệu quả cho tủ bếp. Loại máy này có giá thành chỉ vài trăm nghìn và dễ mua được trên các sàn thương mại điện tử.
Cách dùng cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần đặt máy hút ẩm vào tủ bếp. Khi các hạt hút ẩm no nước, bạn cắm điện để hong khô chúng và lại có thể tiếp tục sử dụng.
Nếu nhà bạn ở khu vực độ ẩm cao hay trong mùa nồm, dùng máy hút ẩm sẽ đảm bảo tủ bếp không xảy ra tình trạng ẩm mốc dù sau thời gian dài sử dụng.
Bạn có thể tham khảo gợi ý mua hàng của Hometoppicks để biết loại máy hút ẩm cỡ nhỏ nào tốt nhất nhé.
Lắp quạt thông gió ở khu vực bếp
Nguyên nhân chính dẫn đến tủ bếp bị ẩm mốc là do nó thường xuyên tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao. Vì thế, giữ khu vực bếp thông thoáng là điều kiện tiên quyết để hạn chế ẩm mốc cho tủ bếp.
Nếu phòng bếp nhà bạn kín và bí, không có cửa sổ thì hãy ưu tiên lắp đặt ngay quạt thông gió nhé. Việc này sẽ càng có ích hơn trong mùa nồm ẩm đấy.
Đánh bóng và sơn lại tủ bếp bị ẩm mốc
Đây là một trong những cách chống ẩm mốc cho tủ bếp hiệu quả và dễ thực hiện nhất.
Bạn chỉ cần sử dụng giấy nhám chà xát lên bề mặt tủ nhằm loại bỏ các vết nấm mốc. Sau đó, dùng sơn chống thấm chuyên dụng để phủ bóng lên tủ bếp. Điều này giúp xử lý nấm mốc hiệu quả và cải thiện tính thẩm mỹ cho không gian bếp.
Tuy nhiên, không nên dùng các giấy nhám chà xát quá mạnh lên tủ bếp vì có thể khiến bề mặt tủ bị trầy xước. Bạn cần chọn đúng loại giấy nhám và sơn phủ bóng chất lượng để đảm bảo hiệu quả, tăng độ bền cho tủ bếp.
Xử lý tủ bếp ẩm mốc bằng các hóa chất diệt khuẩn
Nếu tủ bếp nhà bạn đã bị mốc, bạn cần xử lý ngay để tránh vùng mốc lan ra. Hóa chất tẩy rửa chuyên dụng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc bám trên bề mặt tủ.
Các hoạt chất này có khả năng tẩy rửa mạnh, có thể khiến diệt nấm mốc trong thời gian nhanh chóng. Tuy nhiên, tránh lạm dụng thường xuyên vì có thể khiến tủ bếp bị ăn mòn và dễ mục nát hơn.
Các loại hóa chất tẩy rửa mạnh cần được pha loãng với nước trước khi sử dụng để khử ẩm mốc cho bề mặt tủ bếp. Trong quá trình tẩy rửa, cần đeo khẩu trang và khăn tay để không bị ảnh hưởng bởi mùi hóa chất cũng như bị ăn mòn da tay.
Một số lưu ý để chống ẩm mốc cho tủ bếp hiệu quả
Tủ bếp là vật dụng thường xuyên tiếp xúc với hơi nước, gây nấm mốc, đặc biệt là trong mùa mưa có độ ẩm cao. Để chống nấm mốc cho tủ bếp tốt nhất, cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:
- Nên sử dụng tủ bếp có chất liệu chống ẩm mốc, như gỗ ép cao cấp hoặc gỗ công nghiệp có tính năng chống nước để hạn chế tình trạng nấm mốc xâm nhập. Các chất liệu này có khả năng chống thấm nước và mối mọt ăn hại. Vì thế, sẽ kéo dài thời gian sử dụng cho gia đình.
- Thường xuyên vệ sinh tủ bếp, tránh để hơi nước đọng trên bề mặt tủ lâu ngày gây nấm mốc. Sau khi chùi rửa, cần dùng khăn lau thật khô để giữ bề mặt tủ luôn được khô thoáng.
- Ưu tiên dùng các nguyên liệu chống ẩm mốc cho tủ bếp từ thiên nhiên như bã cà phê, lá trà, than hoạt tính. Những nguyên liệu này có khả năng chống ẩm vượt trội và an toàn với môi trường cũng như sức khỏe con người.
- Nên tìm hiểu kỹ về thành phần của các chất tẩy rửa nấm mốc. Không nên sử dụng hoạt chất tẩy rửa mạnh nếu gia đình có trẻ em, người cao tuổi và người dễ bị mẫn cảm với chất tẩy rửa.
Nguyên nhân khiến tủ bếp có hiện tượng ẩm mốc
Tủ bếp bị ẩm mốc có thể xảy ra do một số nguyên nhân phổ biến sau đây, ảnh hưởng đến vệ sinh cũng như chất lượng sinh hoạt của gia chủ. Nắm được điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ tủ bếp bị mốc ngay từ đầu, tiết kiệm thời gian và công sức của bạn.
Ẩm mốc tủ bếp do gặp độ ẩm cao
Độ ẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tủ bếp cũng như các đồ nội thất khác trong gia đình.
Tủ bếp gặp độ ẩm cao sẽ bị tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành và phát triển. Từ đó, khiến tủ bếp bị nấm mốc và trở nên mất thẩm mỹ. Đồng thời mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Đồ vật ẩm mốc do thời tiết thay đổi thất thường
Đặc thù thời tiết nước ta là nóng lạnh thất thường, dễ gây nên hơi nước đọng trên các bề mặt gỗ như tủ bếp. Hơn nữa, tủ bếp còn là nơi phải tiếp xúc với nhiều dầu mỡ, gặp hơi nước ngưng tụ sẽ tạo nên các mảng bám bẩn cứng đầu trên mặt tủ.
Nếu không biết cách vệ sinh kịp thời, rất dễ khiến nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tủ, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và gây hại cho sức khỏe của những thành viên trong gia đình.
Tủ bếp bị ẩm mốc do không sơn vật liệu chống ẩm
Một số loại tủ bếp không được sơn chống nước, chống ẩm kỹ sẽ dễ bị ẩm mốc, mối mọt ăn mòn sau một thời gian sử dụng. Cách tốt nhất để chống ẩm mốc cho tủ bếp là xử lý bề mặt tủ cẩn thận bằng các nguyên vật liệu chống thấm nước ngay từ ban đầu.
Câu hỏi thường gặp
Vật liệu làm tủ bếp chống ẩm tốt nhất là: Gỗ công nghiệp chống ẩm, gỗ tự nhiên có khả năng chống ẩm, vật liệu nhựa, vật liệu kim loại.
Để kiểm tra tủ bếp có bị ẩm mốc hay không, bạn có thể thực hiện các cách sau:
1. Kiểm tra mùi: Ngửi mùi khó chịu, có mùi mốc là dấu hiệu rõ ràng của sự xuất hiện của nấm mốc trong tủ bếp.
2. Kiểm tra bề mặt: Dùng tay chạm nhẹ vào bề mặt để kiểm tra xem có vùng nào ẩm hoặc có dấu hiệu bong tróc, nứt nẻ không.
3. Kiểm tra màu sắc: Nếu có vùng nào có màu đen, xanh, hoặc màu khác không bình thường, có thể là dấu hiệu của nấm mốc.
4. Sử dụng giấy thấm ẩm: Đặt một tờ giấy thấm ẩm vào các khu vực nghi ngờ trong tủ bếp và kiểm tra sau một thời gian. Nếu giấy ẩm hoặc có dấu hiệu nấm mốc, đó có thể là vùng bị ẩm mốc.
5. Sử dụng máy đo độ ẩm: Sử dụng máy đo ẩm để kiểm tra mức độ ẩm trong không khí bên trong tủ. Nếu mức độ ẩm cao, có thể là dấu hiệu của vấn đề ẩm mốc.
Lời kết
Để giữ cho tủ bếp luôn được sạch sẽ và đạt chuẩn an toàn vệ sinh, cần thường xuyên thực hiện chống ẩm mốc cho tủ bếp. Hy vọng những giải pháp HomeToppicks Việt Nam chia sẻ trên đây có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nấm mốc xâm nhập, ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của các vật dụng trong gia đình.
Chào bạn, tôi là Chi - tác giả của những bài viết về thiết bị gia dụng và kinh nghiệm chăm sóc nhà cửa tại HomeTopPicks Việt Nam. Tôi yêu thích ngôi nhà của mình và luôn tìm kiếm cơ hội để nâng cấp “tổ ấm” của mình với những thiết bị gia dụng thiết thực và vừa túi tiền. Hy vọng những kinh nghiệm của tôi trên hành trình “yêu nhà” sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tôi tại đây.