Độ Ẩm Bao Nhiêu Là Tốt Cho Trẻ Sơ Sinh Và Điều Cần Lưu Ý

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có sức đề kháng kém và dễ bị ảnh hưởng từ những tác nhân bên ngoài. Bởi vậy chúng ta phải chú ý để tránh tác động xấu tới sức khỏe của các con. Độ ẩm bao nhiêu là tốt cho trẻ sơ sinh theo đó cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Đáp án sẽ nhanh chóng được gửi tới bạn ngay trong bài viết cập nhật sau đây nhé.

1

Giải đáp độ ẩm bao nhiêu là tốt cho trẻ sơ sinh?

độ ẩm bao nhiêu là tốt cho trẻ sơ sinh

Theo Vinmec, độ ẩm lý tưởng cho trẻ sơ sinh trong phòng là từ 40% – 60%. Đây là mức tốt nhất đối với bé nhỏ. Độ ẩm này hạn chế tối đa các tác nhân gây hại tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Thế nhưng tùy vào từng giai đoạn mà mức độ ẩm phù hợp cho bé sẽ khác nhau. Mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Dưới 2 tháng tuổi: Mức độ ẩm thích hợp là từ 50% – 55%.
  • Từ 2 -12 tháng tuổi: Độ ẩm tốt nhất nằm trong khoảng từ 45% – 55%.
  • Trên 12 tháng tuổi: Điển hình từ 40% – 60%.

Tóm lại, mức độ ẩm 40% – 60% được xem là thích hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bởi trong điều kiện này vi khuẩn và nấm mốc sẽ không có điều kiện để sinh sôi, phát triển.

2

Ảnh hưởng của độ ẩm đến sức khỏe trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu cơ thể có sức đề kháng kém và rất mỏng manh. Đó là lý do tại sao bạn cần quan tâm tới độ ẩm bao nhiêu là tốt cho trẻ sơ sinh?

Khi độ ẩm không nằm trong mức lý tưởng, thấp hơn hoặc cao hơn, đều sẽ tăng nguy cơ khiến bé gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp độ ẩm quá thấp sẽ khiến cho da của trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng khô, ngứa và dễ bị kích ứng. Chính vì thế gây ảnh hưởng và làm con cảm thấy khó chịu, quấy khóc.
  • Nếu như độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Từ đó, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Điển hình bé dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, khó thở, ho,… Ngoài ra, khi độ ẩm ở mức cao còn gây ra các vấn đề về da liễu, khiến trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh chàm.
3

Làm thế nào để đảm bảo độ ẩm tốt nhất cho trẻ

đảm bảo độ ẩm tốt cho trẻ sơ sinh

Việt Nam là đất nước thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa. Độ ẩm vì thế luôn có sự thay đổi thất thường nhất là vào thời điểm giao mùa.

Cha mẹ cần chú ý quan tâm và luôn có những biện pháp để điều độ ẩm ở mức ổn định. Cụ thể như sau:

Cha mẹ nên chú ý trong việc kiểm tra độ ẩm phòng thường xuyên, nhất là vào thời điểm ban đêm. Bạn hãy chú ý sử dụng các thiết bị đo độ ẩm đảm bảo chuẩn xác để có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với thời tiết hanh khô độ ẩm thấp dưới 40%, bạn nên dùng máy tạo ẩm.

Trường hợp ở mức cao hãy dùng máy hút ẩm của các thương hiệu nổi tiếng như FujiE, Sharp, Glucklich… Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài đánh giá máy hút ẩm của mình.

Điều hòa là thiết bị quan trọng trong mùa hè với tác dụng làm mát và kiểm soát độ ẩm nên bạn có thể sử dụng.

Ngược lại ở mùa đông các bậc phụ huynh nên sắm máy sưởi ấm và tạo độ ẩm để đảm bảo môi trường lý tưởng cho trẻ sơ sinh tránh gặp vấn đề về sức khỏe.

Tuy nhiên khi sử dụng, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của sản phẩm và thực hiện công tác bảo trì đúng cách. Cha mẹ nên thường xuyên làm sạch, làm mới bộ lọc và vệ sinh định kỳ để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.

theo dõi cơ thể trẻ để điều chỉnh độ ẩm phù hợp

Một trong những lưu ý quan trọng là hãy theo dõi cơ thể của con để kịp thời có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường. Tránh trường hợp cha mẹ để bé quá lạnh, quá nóng hay da tấy đỏ, nhiều mồ hôi. Việc theo dõi cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ giúp cho phụ huynh trong việc điều chỉnh môi trường phù hợp.

Một điều nữa mà bạn cần ghi nhớ đó là độ ẩm có thể thay đổi theo mùa và vị trí địa lý khác nhau của từng khu vực. Chính vì thế cha mẹ hãy chú trọng tới sự an toàn và thoải mái của con. Chính từ đó bạn sẽ cân nhắc, điều chỉnh độ ẩm trong phòng phù hợp.

Nếu như phụ huynh có vấn đề lo ngại gì về độ ẩm bao nhiêu là tốt cho trẻ sơ sinh và các thắc mắc liên quan trong việc điều chỉnh có thể hỏi bác sĩ hay chuyên gia y tế. Họ sẽ giải đáp tận tình và hướng dẫn cho cha mẹ cụ thể nhằm chăm sóc con một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó còn một số vấn đề mà cha mẹ cần thiết nên quan tâm để đảm bảo sức khỏe của trẻ sơ sinh được đảm bảo tránh tác nhân gây hại. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế để các đồ vật không cần thiết trong phòng ngủ của trẻ làm ảnh hưởng tới độ ẩm. Điển hình như các vật trang trí, đồ chơi,…
  • Hạn chế đưa bé ra ngoài khi độ ẩm không khí bên ngoài không ở ngưỡng phù hợp với bé. Khi đó, chỉ ra ngoài trong các trường hợp bắt buộc như tiêm phòng hay có vấn đề cấp bách.
  • Không tự ý điều chỉnh độ ẩm theo cảm tính hay ý muốn của người lớn. Hãy đảm bảo sử dụng thiết bị đo cụ thể.
4

Lời kết

độ ẩm bao nhiêu thì phù hợp cho bé sơ sinh

Như vậy, nội dung trong bài viết trên của mình đã giúp bạn giải đáp thắc mắc độ ẩm bao nhiêu là tốt cho trẻ sơ sinh. Đồng thời, bạn cũng nắm được một số lưu ý quan trọng trong quá trình điều chỉnh độ ẩm ở mức lý tưởng. Điều này sẽ đảm bảo cho bé có khởi đầu phát triển khỏe mạnh, tránh mắc các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp hay da liễu.

Phương Chi
Phương Chi

Chào bạn, tôi là Chi - tác giả của những bài viết về thiết bị gia dụng và kinh nghiệm chăm sóc nhà cửa tại HomeTopPicks Việt Nam. Tôi yêu thích ngôi nhà của mình và luôn tìm kiếm cơ hội để nâng cấp “tổ ấm” của mình với những thiết bị gia dụng thiết thực và vừa túi tiền. Hy vọng những kinh nghiệm của tôi trên hành trình “yêu nhà” sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

      error: Content is protected !!
      HomeTopPicks Việt Nam
      Logo