Cách tháo máy ép chậm bị kẹt và lưu ý để sử dụng lâu bền

Máy ép chậm ngày càng phổ biến và hỗ trợ đắc lực cho chúng ta trong việc chăm sóc sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp, bạn sẽ gặp phải rắc rối với nó và cần tìm hướng xử lý ngay. Ví dụ như cách tháo máy ép chậm bị kẹt lưỡi dao, lưới lọc hay không mở được nắp,… Trong bài viết hôm nay, mình sẽ đưa ra một số mẹo để bạn khắc phục khó khăn nhanh chóng và biết cách sử dụng thiết bị tốt hơn.

1

Cách tháo máy ép chậm bị kẹt trong từng trường hợp cụ thể

Bị kẹt là tình trạng xảy ra khá phổ biến với bất kỳ loại máy ép chậm nào. Nguyên nhân có thể do thiết bị, nhưng theo kinh nghiệm của mình thì phần lớn là do sử dụng chưa đúng cách. Bạn có thể tham khảo bài viết này của mình để biết cách dùng máy ép chậm bền và hiệu quả nhé.

Nếu máy bị kẹt thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới độ bền và giảm khả năng “vắt kiệt” hạt, rau, củ, quả. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra hướng khắc phục như sau:

cách tháo máy ép chậm bị kẹt nắp

Một sự cố khác nhiều người dùng cũng thường xuyên gặp là không thể mở nắp. Nhiều người cho rằng tình trạng này xuất hiện khi lượng bã bên trong quá lớn. Hoặc bạn đang ép các loại rau, củ, quả, hạt,… nhiều xơ.

Tuy nhiên, mình đã gặp tình huống này và mình cho rằng do quá trình ép sinh ra nước trong khoang tiếp liệu. Nước lọt vào phần rãnh và khớp giữa khoang tiếp liệu và thân máy khiến chúng bị rít và khó tháo ra.

Cách mình xử lý tình huống này như sau:

  • Tắt máy và rút nguồn điện.
  • Tháo hết nước ép trong khoang chứa và để máy nghỉ một lúc.
  • Lau tay thật khô. Một tay giữ phần nắp máy (phần khoang nguyên liệu) và một tay giữ thân máy. Xoay chúng ngược chiều một cách nhẹ nhàng vài lần, giống như bạn đang tháo máy.
  • Để máy nghỉ một lúc rồi lặp lại thao tác trên. Mục đích của mình là để nước ở phần rãnh máy thoát ra, giảm độ rít. Khi đó, bạn sẽ tháo được máy.

Trục ép của máy sẽ bị kẹt bởi một hoặc nhiều nguyên nhân sau:

  • Cho quá nhiều nguyên liệu vào cùng 1 lần.
  • Cắt rau, củ, quả, hạt,… quá to, cứng hoặc nhão làm chậm tốc độ quay của trục ép hoặc dẫn đến dừng hẳn.
  • Quá nhiều bã, xơ ở trong khoang chứa, khiến trục ép không quay được.
trục máy ép chậm bị kẹt xử lý thế nào?

Trục ép là bộ phận quyết định đến chất lượng thành phẩm thu được. Để xử lý phần bã đóng chặt bên trong, bạn hãy thực hiện cách tháo máy ép chậm bị kẹt như sau:

  • Bước 1: Thử ấn nút đảo ngược chiều quay của trục ép để đẩy rau củ quả ngược lại. Lấy thanh nhấn đẩy lại rau củ quả để đổi vị trí của chúng, rồi tiếp tục ấn nút khởi động.
  • Bước 2: Nếu máy vẫn kẹt, hãy tắt nút khởi động để máy ép dừng hẳn. Sau đó, ngắt kết nối với nguồn điện.
  • Bước 3: Mỗi loại máy ép chậm được thiết kế phần miệng đưa nguyên liệu vào và dung tích sử dụng khác nhau. Nếu miệng máy rộng thì bạn có thể đưa tay vào để lấy bớt trái cây ra. Nếu miệng máy nhỏ thì tốt nhất bạn nên tháo hẳn ống tiếp liệu ra để xử lý.
  • Bước 4: Kiểm tra nếu lưỡi dao bị vỡ cần thì bỏ mảnh vỡ ra ngoài.
  • Bước 5: Nếu máy ép chậm bị kẹt do có quá nhiều xơ và bã, hãy tháo máy và vệ sinh. Sau đó lắp lại các bộ phận và tiếp tục ép.
  • Bước 6: Kết nối máy với nguồn điện, bật công tắc khởi động để kiểm tra xem lưỡi dao còn hoạt động bình thường không.

Máy ép cũng có thể bị kẹt do bã rau, củ, quả, hạt,… đọng kín các lỗ trên lưới lọc. Điều này ngăn cản nước chảy chạm xuống vòi thoát bên dưới hoặc ngưng hoàn toàn.

Cách đơn giản để bạn xử lý như sau:

  • Bước 1: Dừng chạy máy ép và rút ổ cắm khỏi nguồn điện.
  • Bước 2: Tháo phần bỏ rau, củ, quả, hạt,… và lưỡi dao ra để kiểm tra phần lưới lọc. Nếu thấy có nhiều bã đọng lại cần bàn chải nhỏ loại bỏ bớt giúp dễ tháo ra hơn.
  • Bước 3: Tháo phần lưới ra vệ sinh sạch sẽ dưới vòi nước để đảm bảo các lỗ lưới lọc thông thoáng.
  • Bước 4: Lắp lại các bộ phận theo đúng thứ tự, kết nối lại máy với nguồn điện để chạy thử. Nếu nước ép ra đều, thiết bị vận hành bình thường vì vấn đề kẹt đã được xử lý.
tháo máy ép kẹt lưới lọc
2

Lưu ý để tránh bị kẹt máy ép chậm khi sử dụng

Có thể thấy những cách xử lý máy ép chậm bị kẹt khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần tìm được đúng nguyên nhân và tháo các bộ phận kiểm tra, vệ sinh đúng cách là được.

Dù bạn dùng loại máy ép chậm nào, để hạn chế xảy ra những trục trặc trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý như sau:

  • Luôn cắt nhỏ nguyên liệu và không cho ép quá nhiều cùng lúc.
  • Sau khi ép khoảng 5-10 phút nên cho máy nghỉ khoảng 1-2 phút mới tiếp tục sử dụng.
  • Với các loại quả hoặc rau củ có hạt, lõi to, cứng cần loại bỏ trước khi cho vào ép.
  • Các nguyên liệu nhiều xơ nên cắt ngắn trước khi cho vào máy để hỗ trợ quá trình ép tốt hơn.
  • Sau mỗi lần ép cần vệ sinh sạch sẽ tất cả các bộ phận để loại bỏ bã thừa còn đọng lại.
  • Lắp các bộ phận trong máy ép đúng với hướng dẫn, kiểm tra kỹ các tính năng cơ bản trước khi sử dụng.
  • Để máy trên bề mặt phẳng và giữ chặt khi tiến hành ép để hạn chế bị lắc lư và kẹt bã bên trong.
3

Lời kết

Bài viết hôm nay đã hướng dẫn bạn cách tháo máy ép chậm bị kẹt trong các trường hợp phổ biến nhất. Bạn hãy lưu lại thông tin để áp dụng ngay khi cần thiết. Đồng thời bạn cũng nên lưu ý sử dụng máy đúng cách giúp gia tăng tuổi thọ sử dụng cho thiết bị nhé.

Thảo Trương
Thảo Trương

Chào bạn, tôi là Thảo. Là người theo học ngành Công nghệ thực phẩm và hiện đang làm trong lĩnh vực dinh dưỡng, tôi yêu thích nấu nướng và chăm sóc gia đình với những bữa ăn ngon và chất lượng. Với những hiểu biết của mình, tôi sẽ phụ trách các nội dung liên quan đến Bếp núc tại HomeTopPicks Việt Nam. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích từ những bài viết của tôi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

      error: Content is protected !!
      HomeTopPicks Việt Nam
      Logo