Cách Làm Sữa Hạt Bằng Máy Ép Chậm – 3 Công Thức Dễ Làm

Làm sữa hạt bằng máy ép chậm được nhiều chị em ưa chuộng. Bởi cách này giúp bạn tối ưu thời gian hơn so với cách làm sữa hạt thủ công, mà lại đỡ tốn tiền đầu tư máy xay nấu sữa hạt chuyên dụng. Vậy cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm cụ thể như thế nào? Trong nội dung bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn một số công thức sữa hạt cơ bản, để bạn có thể làm thường xuyên tại nhà.

1

Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm – Nguyên tắc cơ bản

cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm

Để thu được khoảng 1 lít sữa hạt thành phẩm, bạn cần chuẩn bị khoảng 100 – 120gr hạt và 1 lít nước lọc. Công thức cơ bản giúp bạn thưởng thức những ly sữa thơm ngon như sau:

  • Bước 1: Đem hạt đi ngâm trước cho mềm hoặc để loại bỏ vỏ bên ngoài và vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Cho hạt đã ngâm mềm vào máy cùng với 1 lít nước, để chế độ ép chậm phù hợp và nhấn nút khởi động. Nếu nguyên liệu quá đặc nên chia làm nhiều lần ép để giảm tải cho máy, tránh bị tắc nghẽn.
  • Bước 3: Lấy phần bã thu được cho lại vào máy để ép kiệt nước. Sau đó bạn dùng rây lọc sữa cho mịn và loại bỏ cặn (nếu có).
  • Bước 4: Tùy vào từng loại hạt có thể phải đun nóng lại mới sử dụng được. Tốt nhất nên cho lên bếp đun với lửa nhỏ cho đến khi sữa sôi lăn tăn rồi để nguội.
2

Lưu ý khi làm các loại sữa hạt bằng máy ép chậm

Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm khá đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng để thu được thành phẩm thơm ngon, bảo vệ tuổi thọ cho máy bạn nên lưu ý như sau:

  • Nên chọn các loại máy ép chậm thiết kế sẵn lưới lọc tinh để sữa trong hơn, không dính xơ, cặn từ hạt.
  • Nên dùng nước đun sôi để nguội làm sữa hạt. Bạn không dùng nước nóng vì các bộ phận của máy ép chậm hầu hết làm từ nhựa.
  • Nên tìm hiểu trước thời gian ngâm của mỗi loại hạt để đảm bảo đủ mềm khi cho vào máy ép chậm. Bạn có thể tham khảo tại đây.
lưu ý khi dùng máy ép làm sữa hạt
  • Với một số loại hạt có vỏ ngoài, bạn nên loại bỏ vỏ trước khi tiến hành ép.
  • Với một số loại hạt cần ép lâu không nên cho ép chạy liên tục. Sau tầm 5-7 phút hãy cho máy nghỉ ngơi mới tiến hành ép tiếp.
  • Nên kiểm tra máy ép trước khi xay để đảm bảo hoạt động bình thường, không gặp trục trặc.
3

Hướng dẫn làm 3 loại sữa hạt ngon bằng máy ép chậm

Có rất nhiều công thức làm sữa hạt ngon tại nhà chỉ với máy ép chậm. Sau đây là 3 loại sữa hạt vừa ngon lại đơn giản, giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Bạn hoàn toàn tận dụng được nhiều nguyên liệu trong căn bếp của mình để bắt tay làm ngay:

Hạnh nhân chắc chắn là loại hạt nhiều người sẽ nghĩ đến đầu tiên. Mình cũng rất thích hạnh nhân vì nó ngon, dễ kiếm, chứa nhiều protein và các khoáng chất cần thiết, vị lại dễ uống nữa.

Muốn sữa hạnh nhân khi ép chậm luôn thơm ngon đậm đà, bạn cần những nguyên liệu cơ bản như sau:

  • 100 – 120g hạt hạnh nhân sống
  • 4-5 quả chà là để tại vị ngọt tự nhiên, thay cho đường
  • 1000ml nước lọc/sữa tươi (nên dùng sữa tươi không đường)

Cách làm món sữa hạt hạnh nhân bằng máy ép chậm được tiến hành theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Ngâm hạt hạnh nhân trong nước khoảng 8 – 12 tiếng cho mềm, rồi rửa lại nhiều lần cho sạch.
  • Bước 2: Bóc sạch phần vỏ nâu bên ngoài của hạnh nhân và rửa sạch chà là.
  • Bước 3: Cho từ từ hạnh nhân, chà là với nước hoặc sữa tươi vào trong máy và nhấn nút khởi động.
làm sữa hạnh nhân bằng máy ép chậm
  • Bước 4: Ép lại phần bã từ 2-3 lần để đảm bảo lấy hết nước bên trong.
  • Bước 5: Bạn đặt sẵn một tấm lọc hoặc khăn vải trên cốc hứng nước ép, để chắt phần sữa hạnh nhân vừa thu được khỏi cặn còn sót lại.
  • Bước 6: Cho thành phẩm vào nồi đun lửa nhỏ. Nếu sữa bắt đầu sôi lăn tăn thì tắt bếp để nguội.
  • Bước 7: Nếu bạn muốn uống ngọt hơn thì có thể cho thêm đường vào khuấy đều cho phù hợp với khẩu vị và thưởng thức.

Nguyên liệu thực hiện bao gồm 2 trái ngô Mỹ, 500ml sữa tươi không đường, 1 lít nước lọc, ½ thìa cafe muối. Bạn có thể cho 50ml sữa đặt tùy sở thích, mình thường không cho sữa đặc để món sữa ngô healthy hơn.

Cách làm sữa ngô bằng máy ép chậm dễ áp dụng nhất cho bạn như sau:

  • Bước 1: Chọn ngô tươi với phần râu mềm, cuống không bị thâm hay héo rồi loại bỏ vỏ, rửa sạch.
  • Bước 2: Gọt phần hạt ngô để riêng. Riêng phần râu và lõi sẽ giữ lại đun sôi với 1 lít nước lọc. Mình sẽ dùng nước này để nấu sữa hạt, thành phẩm sẽ thơm và ngọt hơn.
  • Bước 3: Cho phần hạt ngô với 1 ít nước nguội vào máy ép chậm rồi dùng dây lọc thật mịn.
  • Bước 4: Vớt hết bắp và râu trong nồi nước rồi cho nước ép ngô và 1 chút muối vào đun tiếp. Bạn sẽ để lửa vừa trong 15-20 phút để hỗn hợp trên dần sánh lại. Lưu ý bạn luôn phải đảo đều tay tránh sữa bị vón cục dưới đáy nồi.
  • Bước 5: Cho từ từ 500ml sữa tươi không đường, tiếp đó đến sữa đặc vào khuấy đều thêm 5 phút.
  • Bước 6: Tắt bếp và có thể sử dụng ngay món sữa bắp thơm ngon nóng hổi.
sữa ngô từ máy ép chậm

Đậu nành luôn là một trong những nguyên liệu phổ biến nhất để làm sữa hạt, với hương vị thơm ngon đặc trưng.

Với 200g hạt, bạn nên chuẩn bị khoảng 2 lít nước lọc, thêm một chút đường, sữa tươi. Thành phẩm thu được có thể đáp ứng nhu cầu của 5-6 người dùng. Bạn có thể điều chỉnh lượng hạt và nước để có được độ đặc mong muốn nhé.

Cách làm cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chọn đậu nành còn nguyên hạt, to, mẩy, hoặc nhỏ nhưng phải trong đều. Sau đó bạn sẽ rửa kỹ và ngâm trong nước ấm khoảng 40-45°C. Thời gian càng kéo dài thì đậu càng mềm, dễ ép kiệt lấy nước nhưng tốt nhất nên từ 8 – 12 tiếng.
  • Bước 2: Khi kiểm tra thấy đậu có thể bóp mềm, tách được vỏ thì bạn chà xát nhẹ để vỏ hạt bong ra. Lọc bỏ vỏ và để ráo nước.
  • Bước 3: Cho đậu nành đã ngâm từ từ vào máy ép chậm với 1 chút nước. Nếu thiết bị không có màng lọc nên dùng thêm vải hoặc rây để loại bỏ hết xơ còn sót lại.
  • Bước 4: Ép phần bã đậu nành từ 2-3 lần để lọc kiệt nước.
  • Bước 5: Đổ thành phẩm thu được vào nồi với khoảng 2 lít nước và sữa tươi đun lửa vừa cho đến khi sôi lăn tăn. Trong quá trình này bạn cần đảo đều tay để tránh bị cháy dưới đáy nồi.
  • Bước 6: Tắt bếp, cho thêm sữa đặc và nêm lại theo khẩu vị của gia đình để bắt đầu thưởng thức.
máy ép chậm cho ra sữa đậu nành
4

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về cách làm sữa hạt với máy ép chậm, và giải đáp của mình.

Cho thêm trái cây vào sữa hạt khi đang ép được không?

Bạn không nên cho thêm trái cây vào ép cùng hạt để làm sữa. Vì thường thì nước ép trái cây không cần nấu, trong khi nhiều loại sữa hạt lại cần nấu lên mới sử dụng được. Bạn nên làm sữa hạt nguyên chất và sử dụng cùng với trái cây cắt miếng.

Ép lượng hạt nhiều có cần cho máy dừng nghỉ?

Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm chuẩn luôn khuyến khích chia nhỏ lượng nguyên liệu cho mỗi lần thực hiện. Bạn nên hạn chế ép nhiều, liên tục dễ làm kẹt máy. Bạn nên nhớ cần thêm một chút nước hoặc sữa để hỗ trợ máy làm việc trơn tru hơn.

Ngâm hạt như thế nào là thích hợp cho vào máy ép chậm?

Mỗi loại hạt bên nên chọn thời gian ngâm phù hợp, nếu có thể tách vỏ hoặc bóp vỡ là tốt nhất. Không nên cho nguyên liệu quá cứng hoặc mềm dễ gây bết dính hoặc bào mòn phần ép của máy. Với một số loại cứng hơn như hạnh nhân, đậu nành bạn nên cho thêm nước trong quá trình ép để không ảnh hưởng tới máy.

5

Lời kết

Trên đây là hướng dẫn và kinh nghiệm của mình về cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm. Bạn hãy áp dụng ngay những công thức được bài viết hướng dẫn để nhanh chóng thu được thành phẩm như ý. Qua đó giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho các thành viên trong gia đình. Đồng thời mọi người có thể thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, ưa chuộng nhiều hơn nguyên liệu từ tự nhiên.

Chúc bạn thành công!

Đọc thêm: Hướng dẫn làm kem trái cây với máy ép chậm

Thảo Trương
Thảo Trương

Chào bạn, tôi là Thảo. Là người theo học ngành Công nghệ thực phẩm và hiện đang làm trong lĩnh vực dinh dưỡng, tôi yêu thích nấu nướng và chăm sóc gia đình với những bữa ăn ngon và chất lượng. Với những hiểu biết của mình, tôi sẽ phụ trách các nội dung liên quan đến Bếp núc tại HomeTopPicks Việt Nam. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích từ những bài viết của tôi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

      error: Content is protected !!
      HomeTopPicks Việt Nam
      Logo