9 máy ép chậm nào tốt nhất 2024 – Review và cách chọn mua

Máy ép chậm nào tốt và nên mua nhất trên thị trường hiện nay? Review 9 dòng máy ép chậm: Tapuho TS30, Sunhouse SHD5515, Hurom H400,...
Tapuho TS30

“Máy ép chậm nào tốt và nên mua nhất trên thị trường hiện nay” là thắc mắc chung của nhiều người dùng. Bởi lẽ máy ép chậm dường như là thiết bị không thể thiếu với nhiều gia đình hiện nay. Nhất là vào những mùa nóng oi bức, hay bạn cần bổ sung thêm vitamin khoáng chất cho cơ thể.

Tuy nhiên việc lựa chọn các dòng máy ép chậm chất lượng trên thị trường không phải dễ. Bài viết dưới đây, mình sẽ review và chia sẻ với bạn về cách lựa chọn máy ép chậm loại nào tốt nhất để bạn tham khảo nhé!

9.8
Tapuho TS30
Tapuho TS30 Tốt nhất
Ép siêu chậm, ống tiếp liệu lớn, có thể làm kem
8.3
Sunhouse SHD5515
Ép tạm ổn, ống tiếp liệu lớn, có thể làm kem
9
Hurom H400
Hurom H400 Cao cấp nhất
Nước ép mịn, tự cắt trái cây, làm kem và sữa hạt
9.3
OLIVO SJ22
OLIVO SJ22 Máy ép chậm tốt nhất trục ngang
Ép kiệt bã, lọc kỹ, ép được thực phẩm nhiều xơ
1

Review dòng 9 máy ép chậm tốt nhất

Dưới đây là top 9 sản phẩm máy ép chậm tốt nhất. Mình tin chắc rằng chúng sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu.

Máy ép chậm tốt nhất hiện nay (Giá tham khảo: 2.900.000 Đồng)

Máy Ép Chậm TAPUHO TS30 có tốt không?

Thông số kỹ thuật

  • Công suất: 250W
  • Tốc độ vòng quay: 39 vòng/ phút
  • Trọng lượng: 5kg
  • Kích thước: 22.9×20.1×49.7 cm
Ưu điểm
  • Có thể ép kiệt được bả lên tới 98%
  • Ống để đưa nguyên liệu vào lớn
  • Có thể làm được kem
  • Dễ dàng tháo lắp máy vệ sinh
Nhược điểm
  • Mình chưa thấy nhược điểm gì ở tầm giá này

Máy ép chậm loại nào tốt và nên mua nhất, mình sẽ giới thiệu cho bạn thương hiệu máy ép chậm Tapuho. Đây là một trong những thương hiệu đến từ Đức mà mình khá yêu thích.

Công suất hoạt động của máy ép chậm TAPUHO TS30 là 250W, tốc độ vòng quay chỉ 39 vòng/ phút. So với các loại máy ép trái cây chậm trên thị trường hiện nay thì đây là sản phẩm có tốc độ ép chậm nhất. Do vậy, chắc chắn hàm lượng dinh dưỡng trong nước ép sẽ được bảo toàn ở mức cao.

Cùng với thiết kế lưới lọc với các mắt lưới siêu nhỏ, giúp lọc sạch cặn bã, tránh được cảm giác khi uống thấy lợn cợn. Máy còn có thiết kế thanh gạt, giúp tránh được tình trạng bị kẹt bã.

Điểm nổi bật ở sản phẩm này là ống tiếp nguyên liệu lớn, có đường kính 82mm. Giúp bạn dễ dàng ép nguyên quả mà không cần tốn thời gian cắt nhỏ ra.

Cùng với đó là thiết kế trục ép thông minh, với nhiều vân gai xung quanh. Giúp cho máy ép kiệt bã hơn, tăng hiệu suất ép lên tới 40%.

Ngoài chức năng để ép rau củ quả, máy còn đi kèm lưới ép để làm kem. Với những nhà có các bé mê ăn kem, thì hẳn đây là một sản phẩm vô cùng tiện lợi phải không.

Giá rẻ, công suất hơi thấp (Giá tham khảo: 1.310.000 Đồng)

Máy ép chậm Sunhouse SHD5515

Thông số kỹ thuật

  • Công suất: 100W
  • Tốc độ quay: 55 vòng/ phút
  • Trọng lượng: 2.35kg
Ưu điểm
  • Giá rẻ, dễ tìm mua
  • Ống tiếp nguyên liệu cực lớn
  • Có thể làm được kem
Nhược điểm
  • Ép chưa được kiệt nước
  • Dễ bị kẹt nếu ép loại rau nhiều xơ
  • Lọc bã chưa được tốt

Máy ép chậm SUNHOUSE SHD5515 cũng đang được nhiều chị em nội trợ ưa thích, bởi máy có thiết kế nhỏ gọn, cùng giá thành rẻ dễ mua.

Ống tiếp nguyên liệu cực lớn với đường kính tới 103mm, tích hợp với lưỡi dao cắt sắc bén, mạnh mẽ. Giúp dễ dàng ép được những thực phẩm cứng như là ổi, cà rốt,… tiết kiệm được kha khá thời gian để sơ chế đấy.

Khác với máy ép chậm TAPUHO TS30 có 3 lưới lọc cho tuỳ vào mục đích sử dụng. Thì máy ép chậm SUNHOUSE chỉ có 1 lưới lọc đi kèm, vừa dùng để ép rau củ quả, vừa để dùng làm kem. Vì vậy máy này chưa ép kiệt nước được cũng như lọc sạch được bã. Khi bạn uống vẫn sẽ cảm nhận được sự lợn cợn trong nước ép.

Tuy nhiên máy ép chậm Sunhouse với giá thành khá rẻ cho một chiếc máy ép, thì mình cũng không đòi hỏi quá nhiều. Các bạn cũng thể khắc phục nhược điểm này bằng cách lọc nước ép qua rây một lần nữa cho sạch bã nhé.

Máy ép chậm cao cấp (Giá tham khảo: 10.799.000 Đồng)

Máy ép chậm cao cấp Hurom H400

Thông số kỹ thuật

  • Công suất: 150W
  • Số vòng quay: 90 vòng/ phút
  • Khối lượng: 6.7kg
  • Kích thước: 16.9×26.1×47.1cm
Ưu điểm
  • Vận hành cực kì êm ái
  • Có thể làm sữa hạt
  • Làm được cả kem
  • Tính năng nâng cao đảo chiều tự động
  • Có tính năng tự dừng khi mở nắp cho nguyên liệu
  • Bảo hành lên đến 10 năm
Nhược điểm
  • Giá thành rất cao
  • Tốc độ ép nhanh

Máy ép chậm Hurom H400 cao cấp được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, có dáng hình trụ tròn sang trọng đẹp mắt.

Một điểm nổi bật mà mình rất thích ở Hurom H400 là khoang chứa siêu rộng, với dung tích lên đến 2 lít. Trong đó còn trang bị dao cắt tự động, cho phép ép nguyên quả mà không cần cắt trước.

Máy có thể ép liên tục trong 30 phút không nghỉ, với công suất vận hành 150W. Cá nhân mình thấy dòng máy này khi ép khá là êm ái, tiếng ồn của nó không hề làm ảnh hưởng tới sinh hoạt xung quanh.

Ngoài chức năng chính dùng để ép rau củ quả, bạn cũng có thể dùng máy này để làm kem. Và đặc biệt hơn là làm sữa hạt, tính năng này rất ít được trang bị trên các dòng máy ép chậm.

Tuy nhiên, nhược điểm của máy ép chậm Hurom H400 là mình thấy tốc độ ép khá nhanh (90 vòng/phút). Mặc dù nhà sản xuất nói rằng quá trình ép không hề sinh nhiệt nhưng thực sự tốc độ này nhanh hơn nhiều so với mặt bằng chung.

“Máy ép chậm nào tốt?” thì đối với mình Hurom H400 vẫn chưa hẳn là mẫu máy ép trái cây chậm tốt nhất. Mức giá để mua sản phẩm này khá là đắt đỏ. Bạn có thể cân nhắc nhu cầu, và chi phí của mình để có sự lựa chọn tốt nhất nhé.

Máy ép chậm trục ngang tốt nhất (Giá tham khảo: 2.590.000 đồng)

Máy ép chậm OLIVO SJ22 trục ngang

Thông số kỹ thuật

  • Công suất: 150W
  • Tốc độ quay: 70 vòng/ phút
  • Trọng lượng: 3.48kg
  • Kích thước: 37.8×16.5×37.5mm
Ưu điểm
  • Ép kiệt nước tới 98%
  • Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh
  • Cốc lọc có tới 3 tầng lưới lọc
  • Bảo hành lên đến 2 năm
Nhược điểm
  • Không được tích hợp tính năng làm kem
  • Cần nhấn liên tục nguyên liệu khi ép

Bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ép chậm trục ngang nào tốt? Có thể “cân” được nhiều loại rau củ, bao gồm cả thực phẩm khó ép nhất, mà không phải lo sợ kẹt máy, nóng máy? Máy ép chậm trục ngang OLIVO SJ22 sẽ là lựa chọn phù hợp với gia đình bạn.

Sản phẩm này là dòng máy ép chậm mới nhất, của thương hiệu Olivo được thiết kế hoàn thiện, cùng công năng tối ưu nhất. Cùng xem điểm nổi bật ở dòng máy ép chậm này là gì nhé.

Khác với những loại máy ép chậm khác, thì máy ép chậm Olivo được thiết kế ép theo trục ngang. Đây chính là đặc điểm nổi bật của sản phẩm này. Với thiết kế máy ép chậm trục ngang này, bạn có thể ép được những loại rau vô cùng khó ép, hay lá mỏng như là cỏ lúa mì.

Nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có nhược điểm, bạn sẽ không được rảnh tay khi ép, mà phải liên tục dùng bộ đẩy nguyên liệu, để có thể đưa nước cùng bã ra ngoài. Thêm vào đó ống để đưa nguyên liệu vào cũng khá nhỏ, bạn cũng cần cắt nhỏ nguyên liệu trước khi ép nhé.

Ngoài ra, nhờ thiết kế trục ngang, Olivo SJ22 cũng rất dễ tháo ra để vệ sinh, chỉ với 3 bước đơn giản.

Nếu bạn đang tìm cho mình một loại máy ép chậm nào tốt, có chế độ bảo hành rõ ràng. Thì hãy tham khảo qua sản phẩm này nhé, sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

Công suất lớn (Giá tham khảo: 5.890.000 đồng)

Máy ép trái cây tốc độ chậm Kalite KL-599

Thông số kỹ thuật

  • Công suất: 400W
  • Tốc độ quay: 50 vòng/phút
  • Kích thước: 16x23x40 cm
Ưu điểm
  • Công suất ép lớn
  • Có thể ép kiệt nước tới 90%
  • Có thể làm được kem
  • Có khuôn làm đậu phụ
Nhược điểm
  • Giá cao
  • Vẫn có thể kẹt bã khi ép rau
Máy ép chậm đi kèm có khuôn làm đậu phụ

Kalite là một thương hiệu đang được khá nhiều người dùng ưa chuộng hiện nay. Các sản phẩm đến từ thương hiệu này khá đa dạng, nổi bật nhất có thể kể đến là nồi chiên không dầu hơi nước.

Cấu tạo và thiết kế của máy ép Kalite KL-599 cũng khá tương tự như nhiều máy ép chậm mình đã review ở trên. Máy có tới 3 lưới lọc đi kèm gồm:

  • Lưới thép mỏng có lỗ to, loại này sẽ phù hợp để bạn ép rau hay là hoa quả có độ mềm.
  • Lưới lọc có lỗ nhỏ khít, sẽ dùng để ép trái cây, giúp cho nước ép ra không bị lợn cợn bã.
  • Lưới lọc không lỗ: Loại này chuyên dùng để làm kem, cho màu sắc tự nhiên bắt mắt

Dòng máy này cũng khá dễ sử dụng, thao tác đơn giản. Chỉ có một nút để bật đóng hoạt động, và có cả ép đảo chiều tránh cho việc bị kẹt trong khi ép.

Ngoài ra, Kalite KL-599 còn đi kèm thêm cho bạn khuôn làm đậu phụ. Nhờ vậy, bạn cũng có thể tự làm đậu phụ ở nhà, đảm an toàn sạch sẽ hơn đấy.

Đây cũng là dòng máy ép chậm thuộc phân khúc cao cấp. Nếu bạn có kinh tế dư giả thì có thể chọn máy ép chậm Kalite KL-599 này cho gia đình.

Có chức năng vệ sinh tự động (Giá tham khảo: 1.790.000 đồng)

Kangaroo KG180SJD giá rẻ

Thông số kỹ thuật

  • Công suất: 180W
  • Tốc độ quay: 60 vòng/ phút
  • Trọng lượng: 3.8kg
  • Kích thước: 15x19x43cm
Ưu điểm
  • Giá thành rẻ
  • Có 9 chức năng đa dạng cho bạn chọn
  • Bảng điều khiển cảm ứng hiện đại
  • Có chức năng tự vệ sinh máy
  • Có chức năng khoá an toàn, và đảo chiều
Nhược điểm
  • Ống tiếp nguyên liệu quá nhỏ
  • Các phụ kiện khó tháo lắp
  • Ép nước còn nhiều xơ, chưa kiệt

Máy ép chậm Kangaroo KG180SJD có tốc độ ép là 60 vòng/phút, cùng công suất 180W. Mặc dù công suất không quá lớn và tốc độ còn hơi nhanh, nhưng nói chung là ổn trong tầm giá này.

Đặc điểm nổi bật nhất ở máy ép chậm Kangaroo này là có trang bị tới 9 chức năng ép đa dạng. Bao gồm ép củ quả cứng, ép trung bình, ép mềm, ép hỗn hợp, ép rau, làm mứt, làm sữa hạt, trộn salat, tự vệ sinh. Tất cả đều dễ dàng thao tác lựa chọn, thông qua bảng điều khiển cảm ứng bằng tiếng Việt trên thân máy.

Nhược điểm đang chú ý ở máy ép chậm Kangaroo KG180SJD là ống tiếp nguyên liệu hơi hẹp, bạn nên cắt nhỏ nguyên liệu trước khi ép nhé. Chất lượng nước ép theo đánh giá vẫn còn nhiều bả, hơi lợn cợn khi uống.

Mặc dù, máy có trang bị chức năng tự vệ sinh (đây là chức năng mà ít sản phẩm máy ép trái cây chậm có được) nhưng nói chung thì bạn vẫn cần tháo các phụ kiện ra để làm sạch kỹ. Việc tháo lắp các bộ phận cũng hơi khó một chút.

Nhìn chung mình ở mức giá này thì Kangaroo KG180SJD cũng là sản phẩm khá tốt. Hoặc bạn có thể nhích thêm túi tiền mình một chút, có thể cân nhắc chọn Máy ép chậm Tapuho TS30 sẽ đáng giá hơn rất nhiều nhé.

Máy ép chậm tốt nhất cho quán ( Giá tham khảo: 6.699.000 đồng)

Kuvings NS-1725CBC2

Thông số kỹ thuật

  • Công suất: 240W
  • Tốc độ quay: 50 vòng/ phút
  • Trọng lượng: 9.7kg
  • Kích thước: 355 x 270 x 450 mm
Ưu điểm
  • Công suất lớn
  • Có chế độ ngắt khi quá tải
  • Hoạt động liên tục được 30 phút mà không cần dừng
  • Phù hợp với gia đình đông người hoặc kinh doanh
  • Thời gian bảo hành dài 3 năm
Nhược điểm
  • Khá nặng và cồng kềnh
  • Giá khá cao

Máy ép trái cây Kuvings NS-1725CBC2 là một sản phẩm thuộc thương hiệu Kuvings của Hàn Quốc. Máy được làm từ những linh kiện cao cấp, và chất liệu nhựa được dùng trong y tế chịu nhiệt tốt. Cho độ bền máy cao, cũng như đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cho những bạn khi sử dụng.

Dòng sản phẩm máy ép chậm này sử dụng công nghệ ép chậm độc quyền J.M.C.S, ép chậm hoa quả bằng lực cưỡng bức. Cùng với tốc độ ép 50 vòng/ phút, tránh được việc nước ép bị phân tầng khi ép xong, đảm bảo giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng nhất có thể.

Với những bạn đang tìm một máy ép hoa quả để kinh doanh, có thể tham khảo qua máy ép NS-1725CBC2 thương hiệu Kuvings này. Bởi động cơ của máy hoạt động khá êm và bền bỉ, có thể hoạt động liên tục được 30 phút mà không cần dừng. Ống tiếp nguyên liệu có đường kính 82mm, bạn cũng không cần tốn nhiều thời gian cắt nguyên liệu trước.

Để tìm cho mình được chiếc máy ép chậm loại nào tốt, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ gia đình. Thì nhìn chung với mức giá 6.699.000 đồng , thời gian bảo hành lên đến 3 năm. Mình thấy sản phẩm rất đáng để đầu tư sử dụng lâu dài.

Máy ép chậm mini tốt nhất (Giá tham khảo: 675.000 Đồng)

Máy ép chậm mini Nineshield KB-F6B tốt nhất

Thông số kỹ thuật

  • Công suất: 80W
  • Tốc độ quay: 50-80 vòng/phút
  • Trọng lượng: 1.5kg
  • Kích thước: 30.2 x 13.2x 29.5 mm
Ưu điểm
  • Giá rẻ
  • Dễ dàng vệ sinh
  • Thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ
Nhược điểm
  • Chân đế chống trượt chưa tốt
  • Ép kiệt bã chưa tốt
  • Cần cắt rau củ quả trước khi ép

Một trong những các loại máy ép mini tốt, giá rẻ mà mình muốn giới thiệu cho bạn là máy ép chậm mini Nineshield KB-F6B này đây.

Nếu như những máy ép chậm mình giới thiệu ở trên có giá từ 1 triệu đồng cho đến 10 triệu đồng. Thì chiếc máy ép chậm mini Nineshield KB-F6B chỉ có mức giá chưa tới 1 triệu đồng.

Máy có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng chỉ vỏn vẹn 1.5kg. Rất thích hợp cho những bạn ở trọ, hay nhà không có không gian đặt máy. Việc tháo lắp máy ra để vệ sinh cũng khá là dễ dàng.

Tuy nhiên vì đây là máy ép trái cây chậm giá rẻ, nên mức độ ép kiệt bã chỉ nằm ở mức trung bình khá. Bã khi ép ra vẫn còn khá ẩm so với những dòng máy đắt tiền khác.

Máy ép cũng sẽ không có những chức năng nâng cao như tự ngắt khi quá tải, hay làm kem…. Nhưng nhìn chung nếu bạn chỉ sử dụng tác vụ cơ bản để ép trái cây rau củ, thì máy ép hoa quả chậm Nineshield KB-F6B này vẫn hoàn toàn đáp ứng được.

Giá tham khảo: 6.420.000 đồng

Máy ép chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA

Thông số kỹ thuật

  • Công suất: 150W
  • Tố độ quay: 45 vòng/ phút
  • Trọng lượng: 4kg
  • Kích thước: 185 x 176 x 432mm
Ưu điểm
  • Máy ép hoạt động êm ái
  • Có thể làm được kem
  • Ép kiệt bả, không có tình trạng lợn cợn
  • Chất lượng nước ép ngon, giữ lại được nhiều vitamin
Nhược điểm
  • Giá cao
  • Ống tiếp nguyên liệu khá nhỏ
  • Công suất hơi thấp

Sản phẩm cuối cùng mình muốn gợi ý cho bạn trong bài review máy ép chậm này chính là Panasonic PAVH-MJ-L500SRA. Đến từ một thương hiệu khá là thân quen chính là Panasonic, các dòng sản phẩm đến từ thương hiệu này đều đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mọi người khi sử dụng.

Thiết kế của máy cũng khá là gọn. Máy có công suất hoạt động 150W, cùng tốc độ quay cực chậm chỉ 45 vòng/phút. Với tốc độ này độ ma sát của máy sẽ được giảm đi, đảm bảo lượng nước ép ra không bị phân tầng, cho chất lượng nước ngon nhất có thể.

Phần trục đáy của máy được làm từ thép không gỉ, tránh được tình trạng đọng nước, và ép kiệt bã hơn. Máy vẫn được trang bị cối làm kem riêng biệt, bạn chỉ cần đông lạnh trái cây rồi cho vào máy. Chỉ vài phút sau là có được ly kem mát lạnh để thưởng thức rồi.

Dòng máy ép trái cây chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA này được trang bị tính năng tự ngắt khi quá tải. Nên người dùng có thể yên tâm khi sử dụng, mà không cần phải lo cháy nổ.

Nhược điểm duy nhất ở máy ép chậm này là ống tiếp nguyên liệu khá nhỏ. Trong khi các dòng máy ép cùng tầm giá có đường kính ống tiếp nguyên liệu từ 72mm trở lên, thì máy ép chậm Panasonic chỉ có 32mm. Chính vì vậy khi bạn ép trái cây rau củ quả có kích thước lớn, thì nên cắt chúng trước khi cho vào máy nhé.

2

Cách lựa chọn sản phẩm máy ép chậm phù hợp

Chọn máy ép cho gia đình hay cho quán

Máy ép trái cây chậm đang là thiết bị được nhiều người dùng tin dùng, đánh giá cao về hiệu quả khi dùng.

Để có thể đánh giá được máy ép trái cây chậm loại nào tốt, bạn cần phải xem xét nhu cầu sử dụng thực tế của mình ra sao. Ngoài ra, bạn còn cần hiểu một số thông số quan trọng của sản phẩm nữa.

Dưới đây là những tiêu chí quan trọng nhất để mua máy ép chậm mà bạn cần quan tâm:

Dưới đây là gợi ý đơn giản của mình để giúp bạn chọn mua máy ép chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng

  • Nếu bạn cần máy cho việc sử dụng cá nhân, hãy chọn máy có dung tích khoang ép nhỏ (dung tích cỡ 400ml là ổn). Máy nhẹ, dễ cất trữ và dĩ nhiên là phải đủ các tính năng bạn cần. Hãy theo dõi hướng dẫn của mình về “Tính năng” ở bên dưới nhé.
  • Đối với quán cafe hoặc gia đình cần ép nhiều thực phẩm, hãy chọn dòng máy ép chậm có khả năng vận hành liên tục trong thời gian dài. Máy cũng nên dễ dàng vệ sinh, tháo lắp để tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên tập trung vào tính năng ép chậm, vì các tính năng khác hầu như không cần thiết với việc sử dụng ở quán.

Công suất của máy càng lớn thì càng mạnh mẽ và có khả năng ép được các loại thực phẩm cứng và đông lạnh. Kinh nghiệm của mình là nên chọn máy có công suất trên 200W.

Để biết máy ép trái cây chậm loại nào tốt, hãy nhìn vào tốc độ ép.

Với tiêu chí này, bạn nên tìm máy có tốc độ quay từ 40 đến 60 vòng/phút. Vì lợi ích của máy ép chậm so với máy ép thông thường là tốc độ quay chậm, gần như không sinh nhiệt khi ép. Đảm bảo cho việc ép kiệt bã một cách tốt nhất, có thể ép được nhiều nước nhất có thể.

Mình chia tính năng ra làm 2 loại: Tính năng cơ bản và tính năng cao cấp.

Tính năng cơ bản: Một chiếc máy ép chậm tốt cần có nút xoay đảo chiều và tự ngắt khi quá tải. Đây là những tính năng an toàn và giúp bạn vận hành máy dễ dàng hơn.

Tính năng cao cấp: Nhiều máy ép chậm sẽ có tính năng mở rộng như làm kem, làm sinh tố, hoặc làm sữa hạt. Nếu bạn cần tìm máy có những tính năng này, hãy kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm. Nếu không, bạn cần mua thêm lõi lọc riêng cho từng tính năng.

Máy ép trái cây tốc độ chậm có nhiều phân khúc giá

Nói chung, bạn hãy ưu tiên chọn những thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực đồ gia dụng. Tránh chọn các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc thương hiệu không đáng tin cậy.

Máy ép chậm hiện có ba mức giá chính:

  • Máy ép chậm giá rẻ: Dưới 1 triệu đồng. Ở mức giá này máy ép thường sẽ có thiết kế khá đơn giản. Tính năng cơ bản chỉ dùng để ép, không trang bị nhiều tính năng nâng cao. Bên cạnh đó khả năng ép kiệt nước của các sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ cũng sẽ chưa được tốt lắm.
  • Máy ép chậm phân khúc trung bình: Giá dao động từ 1 – 4 triệu đồng. Ở phân khúc này được đông đảo người dùng ưu tiên khi sử dụng hơn. Độ hoàn thiện về mặt thiết kế, khả năng ép kiệt bã cũng vượt trội hơn. Ngoài tính năng cơ bản ép nước, thì cũng có thể làm được kem. Các nguyên liệu dùng để ép cũng không cần phải cắt nhỏ trước khi ép.
  • Máy ép chậm cao cấp: Có giá trên 4 triệu đồng cho đến 10 triệu đồng. Đây là những dòng sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín. Được đánh giá rất cao về độ hoàn thiện sản phẩm, chất liệu làm nên sản phẩm. Các tính năng nâng cao như làm kem, làm sữa hạt, tự ngắt khi quá tải hầu như đều được trang bị đầy đủ. Chất lượng nước khi ép ra cũng ngon hơn, thu được nhiều lượng nước ép và giữ được hàm lượng dinh dưỡng một cách tối đa nhất. Đảm bảo toàn cho sức khỏe người dùng khi uống nước ép.

Hy vọng với các thông tin này, bạn sẽ dễ dàng chọn được chiếc máy ép trái cây chậm phù hợp với gia đình của mình.

Thương hiệu máy ép chậm nào tốt?

“Máy ép chậm hãng nào tốt và nên mua nhất?”. Để có thể có được chất lượng, cũng như chế độ bảo hành tốt nhất, hãy mua sản phẩm từ các thương hiệu uy tín như Panasonic, Bluestone, Hurom, Kangaroo, Kuvings…

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ép trái cây chậm của các thương hiệu một cách tổng quan, mình đã nghiên cứu và tổng hợp thông tin như dưới đây:

Là một thương hiệu quá có tiếng ở thị trường Việt Nam. Các sản phẩm của Panasonic thường đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và nhiều tính năng an toàn. Tuy nhiên, thiết kế sản phẩm thường chưa được đẹp mắt lắm.

Riêng đối với máy ép chậm Panasonic được thiết kế sử dụng khá đơn giản với các nút điều khiển trên thân máy. Đặc biệt là lưới lọc và dao cắt được làm từ chất liệu thép không gỉ khá là an toàn.

Tất cả những sản phẩm đến từ thương hiệu Bluestone quy trình sản xuất đều đạt chất lượng Mỹ và châu Âu. Nói riêng về máy ép trái cây chậm của Bluestone hầu hết đều được trang bị tự ngắt an toàn. Giá thành cũng dễ tiếp cận chỉ từ hơn 1 triệu đồng cho đến 7 triệu đồng.

Máy ép chậm Hurom – một thương hiệu cao cấp tới từ Hàn Quốc, đang được ưa chuộng khá nhiều hiện nay. Là một trong những dòng máy ép chậm cao cấp nhất. Khắc phục hầu như hết mọi nhược điểm của máy ép chậm giá rẻ, tầm trung.

Thời gian bảo hành của hãng này cực kì lâu, lên đến 10 năm. Nhược điểm duy nhất của hãng này chỉ nằm ở mức giá. Tuy nhiên nếu bạn có kinh tế thì việc lựa chọn thương hiệu này là hoàn toàn xứng đáng. Nếu bạn cần tham khảo thêm các dòng máy Hurom khác, hãy đọc bài viết này của mình.

Hầu hết các máy ép trái cây tốc độ chậm của thương hiệu Kangaroo đều là thiết kế trục ép đứng. Khả năng vắt kiệt nước đều trên 90%, dung tích cốc chứa từ khoảng 0.6l -1l. Đáp ứng tốt cho những tác vụ ép nước cơ bản tại nhà.

Mức giá máy ép trái cây tốc độ chậm của Kangaroo cũng khá đa dạng, từ 1.800.000 đồng cho đến 4.000.000 đồng.

Đặc điểm nổi bật của thương hiệu này là ở phân khúc giá trên 3 triệu đồng, sẽ sử dụng bảng điều khiển cảm ứng. Có đa dạng nhiều chức năng để bạn có thể thao tác trực tiếp dễ dàng.

Điểm mạnh cũng hãng Kuvings chính là các sản phẩm máy ép. Máy ép chậm Kuvings có thiết kế sang trọng, bền bỉ. Máy có thể tự động làm mát cho động cơ nếu hoạt động quá 30 phút.

Máy ép chậm Kuvings cũng khá phù hợp cho những quán kinh doanh nước ép. Mức giá máy ép của thương hiệu này dao động từ 6.000.000 đồng cho đến 27.000.000 đồng.

Kuvings có khá nhiều dòng máy ép chậm khác nhau. Nếu bạn thấy khó khăn khi lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất, hãy tham khảo bài đánh giá máy ép chậm Kuvings của mình nhé.

3

Câu hỏi thường gặp về máy ép hoa quả chậm

Người uống nước ép trái cây

Một vài câu hỏi thường gặp cho chủ đề máy ép trái cây tốc độ chậm bạn có thể xem qua dưới đây:

Máy ép chậm là gì?

Máy ép chậm, tiếng Anh là slow juicer, là một loại máy được thiết kế tách riêng phần nước và phần thịt (phần bã) từ trái cây và rau củ một cách hiệu quả.
Điểm đặc biệt của máy này là sử dụng động cơ giảm tốc và trục vít để nghiền và ép các nguyên liệu. Nó giải quyết những hạn chế của máy ép ly tâm thông thường, làm cho quá trình ép trở nên hiệu quả hơn. Giúp giữ được nhiều dưỡng chất dinh dưỡng hơn trong sản phẩm cuối cùng.

Có nên mua máy ép chậm không?

Câu trả lời là Có. Với cuộc sống ngày càng hiện đại, việc mỗi gia đình sở hữu cho mình một chiếc máy ép hoa quả chậm là rất hợp lý.
Bạn có thể ép được nhiều loại trái cây rau củ quả với nhau, cho ra một thức uống đầy đủ dinh dưỡng. Máy ép chậm sẽ giúp bạn giữ trọn hàm lượng vitamin khoáng chất, cũng như độ tươi ngon có trong nước ép. Giúp bạn thanh lọc cơ thể, đẹp da và khoẻ mạnh hơn mỗi ngày.

Máy ép chậm có xay sinh tố được không?

Không. Máy xay sinh tố và máy ép có cấu tạo hoàn toàn khác nhau.
Máy ép chậm là thiết bị chủ yếu sử dụng để ép nước có trong rau của quả, và loại bỏ đi phần xơ. Còn máy xay sinh tố sẽ không bỏ đi phần xơ này, và cũng không cho ra nước ép thành phẩm. Máy xay sinh tố sẽ xay nhuyễn toàn bộ nguyên liệu và giữ lại chất xơ.

Máy ép chậm có làm được sữa hạt không?

Máy ép chậm có thể làm được sữa hạt. Bạn có thể sử dụng máy ép chậm làm sữa đậu nành, sữa hạt sen hoặc là sữa hạt điều tuỳ thích.
Tuy nhiên tính năng làm sữa hạt không phải ở máy ép chậm nào cũng có. Vì vậy trước khi mua bạn hãy tìm hiểu kĩ tính năng nâng cao của mỗi thương hiệu để lựa chọn nhé. Bạn tham khảo hướng dẫn làm sữa hạt với máy ép chậm của mình tại đây.

Máy ép hoa quả chậm có làm kem được không?

Máy ép chậm vẫn có thể làm được kem, nhưng cũng tuỳ vào mỗi model máy mà chức năng làm kem có được trang bị hay không.
Việc làm kem trên máy ép chậm cũng khá đơn giản, bạn chỉ việc cho trái cây bạn thích vào tủ đông cho cứng lại. Sau đó đem ra ép, một ly kem mát lạnh sẽ có ngay. Bạn tham khảo hướng dẫn cụ thể tại bài viết này.

Máy ép chậm có ép được mía không?

Không. Tuyệt đối bạn không được dùng máy ép chậm để ép mía. Bởi chúng sẽ khiến máy bị kẹt xơ và dễ gây cháy nổ máy.

Máy ép chậm có thể ép hạt ổi không?

Máy ép chậm có thể ép được quả ổi. Hạt ổi khá nhỏ nên việc ép cả hạt ổi sẽ không làm hư hại đến máy. Bạn có thể yên tâm khi ép loại quả này nhé.

4

Lời kết – Mua máy ép chậm nào tốt nhất?

Nên lựa chọn máy ép chậm nào tốt nhất - Tapuho TS30

Máy ép chậm nào tốt nhất hiện nay nên mua cho gia đình? Sau khi đọc bài review của mình, bạn đã có thể chọn được chưa? Cá nhân mình thì sẽ chọn máy ép chậm Tapuho TS30. Điểm mình thích ở sản phẩm này là có đa dạng chức năng ép, tốc độ ép chậm nhất giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Tuy giá có hơi cao 2.900.000 đồng, nhưng mình thấy hoàn toàn xứng đáng.

Còn bạn? Hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết bạn lựa chọn máy ép chậm nào nhé, cùng những thắc mắc nếu có. Mình sẽ giúp bạn giải đáp, cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc qua bài review này của mình.

Đọc thêm:

  1. Hướng dẫn dùng máy ép chậm đúng cách
  2. Cách xử lý máy ép chậm bị kẹt
  3. 7 máy ép chậm hàng đầu của Đức hiện nay
Thảo Trương
Thảo Trương

Chào bạn, tôi là Thảo. Là người theo học ngành Công nghệ thực phẩm và hiện đang làm trong lĩnh vực dinh dưỡng, tôi yêu thích nấu nướng và chăm sóc gia đình với những bữa ăn ngon và chất lượng. Với những hiểu biết của mình, tôi sẽ phụ trách các nội dung liên quan đến Bếp núc tại HomeTopPicks Việt Nam. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích từ những bài viết của tôi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

      error: Content is protected !!
      HomeTopPicks Việt Nam
      Logo